Đặt cọc là gì? Pháp luật quy định đặt cọc như thế nào?

07/03/2024 07:27:09

Đặt cọc là gì? Đây có phải biện pháp đảm bảo thường thấy được sử dụng hàng ngày qua các giao dịch mua bán. Trong bài viết này, NhaDatMino.com sẽ đưa ra các quy định của pháp luật về biện pháp này để khi tham gia giao dịch sẽ nắm bắt được khi nào cần thực hiện biện pháp này để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Đặt cọc là gì?

Nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, Bộ luật Dân sự quy định về biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp đặt cọc nói riêng có ý nghĩa tác động rất lớn đến các bên trong giao dịch dân sự. Điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:

"Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng."

Trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận, đàm phán về nội dung cơ bản của hợp đồng để chuẩn bị cho việc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên có những trường hợp, do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà một bên không giao kết hợp đồng. Để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng được thực hiện, các bên thỏa thuận xác lập đặt cọc.

Ngoài ra, trong quan hệ hợp đồng song vụ, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thì có thể gây thiệt hại cho bên kia, cho nên các bên có thể thỏa thuận đặt cọc để bảo đảm cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ.

Tài sản đặt cọc là tiền, kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Vì trong quan hệ đặt cọc thì bên đặt cọc phải giao tài sản cho bên nhận đặt cọc nên tài sản đặt cọc phải là những loại tài sản dễ dàng chuyển giao, bảo quản.

Đặt cọc là gì? Pháp luật quy định đặt cọc như thế nào? 892348386

Tài sản sử dụng để đặt cọc

Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, mô tô, tàu bay, tàu biển… và đây cũng là những tài sản có giá trị lớn nên khi dùng để đặt cọc cần thiết phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm nếu các đối tượng bảo đảm bắt buộc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Giá trị tài sản đặt cọc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo đảm.

Đặt cọc là gì? Pháp luật quy định đặt cọc như thế nào? 892348386

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc

Đối với bên đặt cọc:

  • Nghĩa vụ (Điều 30 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

  • Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  • Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.

  • Quyền ( Điều 31 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

  • Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Đối với bên nhận đặt cọc:

  • Nghĩa vụ (Điều 32 Nghị định số 163/2005/NĐ-CP)

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

  • Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.

  • Quyền (Điều 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

  • Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Xử lý tài sản đặt cọc

Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đã đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần nghĩa vụ của chủ tài sản đặt cọc. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)

Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.

Do bản chất của đặt cọc là thỏa thuận dân sự giữa các bên nên các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc và thỏa thuận phạt cọc này phải ghi trong hợp đồng. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền, khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết thì sẽ bị phạt tiền, số tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc.

Đặt cọc là gì? Pháp luật quy định đặt cọc như thế nào? 892348386

Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực?

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc dẫn tới tranh chấp.

Đặt cọc là gì? Pháp luật quy định đặt cọc như thế nào? 892348386

Kết luận

nhà đất mino vừa mới chia sẻ cho bạn thông tin đặt cọc là gì? Từ đó bạn sẽ có cho mình kiến thức về biện pháp này để thực hiện giao dịch dân sự một cách dễ dàng nhất. Bạn đang muốn ký kết các hợp đồng dân sự hoặc cần được tư vấn về thủ tục pháp lý nào hãy theo dõi Nhà đất mino để biết thêm thông tin.

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.