Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà chuẩn nhất

07/03/2024 07:33:04

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành” Việc thờ cúng khi động thổ nhà đất là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng động thổ và cách cúng động thổ xây nhà đúng nhất để gia đình yên ấm, công việc làm ăn phất lên như diều gặp gió. Hãy cùng Nhà Đất Mino xem qua cách làm lễ cúng động thổ mới nhất năm 2021.

Cách cúng động thổ xây nhà có từ bao giờ

Theo sách cổ Trung Hoa ghi chép lại, cách cúng động thổ xây nhà có từ năm 113 trước Công Nguyên, đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ thấy triều đình chỉ có tục tế Trời mà không tế Đất, nên họp lại nhằm bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tạ ơn Thần Đất. Ngày xưa, Lễ Động Thổ được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán.

Tín ngưỡng dân gian của người Á Đông, việc làm nhà là một trong những việc hệ trọng nhất đời người. Với mong muốn người sống trong ngôi nhà mới được khỏe mạnh, gặp may mắn thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải cúng động thổ để tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy. Việc xem ngày cúng động thổ rất quan trọng, phải chọn ngày lành, thành tốt, giờ Hoàng Đạo để làm lễ Cúng động thổ.

Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà chuẩn nhất 715943266

Cách cúng động thổ xây nhà có từ bao giờ

Lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt

Trước khi động thổ khởi công một công trình cần xem xét theo khía cạnh là ngày tháng năm nào là ngày tốt, giờ tốt hợp với tuổi người chủ đất nhất để khởi công. Năm nào nên xây nhà, năm nào không nên.

Nếu gia chủ không hợp tuổi xây nhà thì còn ai khác trong gia đình … có thể đứng ra đại diện thi công xây nhà (dân gian thường gọi trường hợp này là “mượn tuổi”).

Bước 2: Chuẩn bị các vật phẩm quan trọng cho lễ cúng

Sau khi chọn được ngày tốt giờ tốt để khởi công, hợp tuổi gia chủ thì bước kế theo sau đó là chuẩn bị các vật phẩm cho buổi lễ đó như hoa quả, vàng bạc, giấy cúng, …

Có nhiều cách cúng khác nhau tùy vào tuổi và mạng số của chủ đất và tuỳ vào dụng ý của vị Pháp sư xem xét cho mảnh đất đó!

Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà chuẩn nhất 715943266

Lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì

Hướng dẫn cách cúng động thổ để khởi công xây dựng một ngôi nhà ở dân dụng thông thường

Lễ vật cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

  • Mâm lễ cần chuẩn bị cho lễ cúng:

  • Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng).

  • Ba quả trứng luộc

  • Ba con tôm luộc.

  • Một miếng thịt luộc (thịt lợn).

  • Một chén gạo.

  • Một chén muối.

  • Ba ly nước trà.

  • Một cốc rượu trắng.

  • Hai cây đèn cầy.

  • Một dĩa ngũ quả.

  • Một bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác).

  • Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã.

  • Một bó nhang.

Bước 3: Tiến hành các nghi lễ.

Đối với gia chủ

Vào ngày ngày giờ tốt đã chọn, gia chủ bài biện bố trí tất cả lễ vật lên một cái mâm nhỏ trên một cái bàn đặt giữa công trình.

  • Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng sau khi dọn mặt bằng, đặt mâm lễ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào móng.

  • Đốt hai cây đèn cầy lên và thắp 07 cây nhang với nam (09 cây với nữ)

  • Kế đến cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1 cây (hoặc 3 cây với nữ)

  • Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn.

  • Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng.

Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà chuẩn nhất 715943266

Hướng dẫn cách cúng động thổ để khởi công xây dựng một ngôi nhà ở dân dụng thông thường

Đối với đơn vị thi công

Sau khi gia chủ cúng xong, đơn vị thi công vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên. Lưu ý: Ngoài việc khấn thổ công thần đất thì khấn thêm tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.

Đối người mượn tuổi làm nhà

Cũng chuẩn bị đầy đủ lễ vật và các bước như trên. Nhưng trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).

Lưu ý: Khi cúng động thổ, người chủ đất phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ mới trở về. Xây dựng nhà cao tầng, đổ mái lên tầng vẫn tiếp tục mượn người đó dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.

Đặc biệt khi nhập trạch, người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này chủ nhà làm giấy tờ mua lại với giá 100.000 đồng và khấn, lễ theo phần nhập trạch.

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa đến nay, mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có một vị thần "trấn trạch" gọi là Thổ Công (hay Ông Địa). Xây dựng các công trình nhà ở, kiến trúc... là đụng đến Thổ Công, đụng đến thần linh, vong linh ở khu đất đó nên phải làm lễ cúng động thổ.

Lễ cúng động thổ làm nhà về bản chất là để người chủ công trình báo cáo và xin phép các vong linh đang trú ngụ tại đó hãy vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, cúng động thổ xây nhà còn mang ý nghĩa cáo trạng với Thổ Công, Thành Hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình.

Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà chuẩn nhất 715943266

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Lời kết

Bài viết trên của Nhà Đất Mino đã giúp bạn tìm hiểu về cách cúng động thổ xây nhà. Để có cách cúng động thổ xây nhà đúng cách và không mang lại xui xẻo cho gia chủ thì nên sắm lễ cúng đầy đủ và phù hợp. Đồng thời chọn ngày tiến hành lễ cúng động thổ phải hợp với gia chủ, hoặc rơi vào những ngày hoàng đạo. Theo dõi blog của chúng tôi thường xuyên để cập nhật các thông tin về phong thủy, nhà đất mới nhất nhé!

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.