Thừa phát lại là gì? Những công việc chính của Thừa phát lại

07/03/2024 07:32:39

Một trong các chủ thể cung cấp dịch vụ công phải kể đến là Thừa phát lại nhưng chức năng cũng như quyền hạn của thừa phát lại, lại chưa được đề cập thường xuyên. Trong bài viết Thừa phát lại là gì? Nhà Đất Mino sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến thừa phát lại.

Thừa phát lại là gì?

Tên gọi “thừa phát lại” bắt nguồn từ một thuật ngữ có gốc Hán – Việt và có tính lịch sử. Và tồn tại ở miền Nam trước năm 1975. Chúng được hiểu để ám chỉ một người công lại. (người không phải nhân viên nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Từ đó mang trong mình quyền lực nhà nước). Vậy Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy, lập vi bằng,…. Văn phòng thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Hoạt động của thừa phát lại là hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM từ năm 2009.

Thừa phát sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau:

  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

  • Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Thừa phát lại là gì? Những công việc chính của Thừa phát lại 457929982

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại

Để có thể bổ nhiệm thừa phát lại, theo quy định tại Điều 6 – Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại, có quy định cụ thể như sau:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Thừa phát lại là gì? Những công việc chính của Thừa phát lại 457929982

Thừa phát lại được làm những công việc gì?

Theo quy định của Pháp Luật thừa phát lại thừa phát lại được làm những công việc như sau:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự, trong những trường hợp liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

  • Lập vi bằng hoạt động là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08-2020/NĐ-CP.

  • Xác minh điều kiện thi hành án dân sự: theo đó thừa phát lại có thẩm quyền xác định điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thẩm quyền thuộc cơ quan thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự có cùng trụ sở cấp tỉnh với Văn phòng thừa phát lại.

  • Tổ chức thi hành án: Theo đó thì Thừa phát lại sẽ được quyền tổ chức thi hành án những phải có yêu cầu của đương sự với một trong các bản án, quyết định sau đây:

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh và tương được, Lưu ý là đã có hiệu lực của pháp luật; Bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tính cũng đã có hiệu lực pháp luật. Và kèm theo là nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở

Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở xét xử đối với các bản án, quyết định sơ thẩm cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật (cấp huyện); bản án quyết định phúc thẩm của tòa án nhân dân tối cao đối với quyết định sơ thẩm, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, lưu ý là phải nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Bản án, quyết định Giám đốc thẩm của Tòa án nhân tối cao với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp huyện, tỉnh nơi Văn Phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Thừa phát lại là gì? Những công việc chính của Thừa phát lại 457929982

Những yếu tố cần có để trở thành Thừa phát lại

  • Không có tiền án.

  • Có bằng cử nhân luật.

  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.

  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.

  • Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

  • Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

Thừa phát lại là gì? Những công việc chính của Thừa phát lại 457929982

Lời kết

Trên đây là những nội dung mà nhà đất mino muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi liên quan đến thừa phát lại là gì và bao gồm tất cả những công việc mà một thừa phát lại cần hoàn thành. Hi vọng bạn có thể tìm thấy được câu trả lời trong bài viết này.

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.